KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

I. Khái niệm

Nuôi trồng thủy sản có thể được định nghĩa là sự sản xuất cá, cua, ốc, các dạng thực vật với mật độ cao trong một môi trường có kiểm soát. Mật độ nuôi thả trong nuôi trồng thủy sản thường lớn hơn gấp ngàn lần so với môi trường hoang dã

II. Hiện trạng hiện nay

Hiện, nuôi trồng thủy sản đang gặp phải rất nhiều các vấn đề về môi trường: tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi ở mức đáng báo động. Liên tục trong các tháng đầu năm 2016, tình trạng tôm cá, nhuyễn thể chết ở khắp các tỉnh trên cả nước gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong đó, ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do các chất thải của các khu sinh hoạt thành phố, dân cư, khu công nghiệp, khu nông nghiệp… và do chính hoạt động nuôi trồng thủy sản đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
        III. 
Các yếu tố môi trường

Có rất nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản, như: Yếu tố lý học (nhiệt độ, màu sắc, độ trong…); Yếu tố hóa học (pH, ôxy hòa tan (DO)), độ mặn, độ cứng, COD, BOD, CO2, H2S, kim loại nặng…); muối dinh dưỡng (NH4+, NO3,  PO43-, chất hữu cơ…).

Những yếu tố chính liên quan đến phát triển của động vật thủy sản: nhiệt độ, pH, DO, độ mặn… Các yếu tố ô nhiễm gây độc: COD, NH3, NO2, H2S, kim loại nặng

1. Ảnh hưởng của độ pH đến nuôi trồng thủy sản

1.1. Tìm hiểu về độ pH của nước

Độ pH nước là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch

Trong thực tế, pH nước nằm trong khoảng từ 0 – 14 và được phân ra làm 3 loại:

  • pH < 7: Nước mang tính axit
  • pH = 7: Nước trung tính
  • pH > 7: Nước mang tính kiềm

1.2 Ảnh hưởng của độ pH nước đến Tôm Cá

- Sự biến động pH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của giống vật nuôi. Khi pH cao sẽ làm tăng hàm lượng NH3, còn khi pH thấp sẽ làm tăng hàm lượng H2S gây độc cho giống nuôi trồng

- pH trong nước ở các ao hồ nuôi trồng thủy sản là một trong những nhân tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ. Vì nó có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đến sự sinh trưởng phát triển, tỉ lệ sống và khả năng sinh sản của tôm cá.

- Độ pH nước thích hợp nhất cho tôm cá là: 7.5 – 8.5

- Khi pH trong ao nuôi tôm cá quá thấp hoặc quá cao đều gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực đến các loài thủy sinh vật sống trong ao.

Lưu Ý:

   Độ pH nước trong ao nuôi trồng thủy sản sẽ thay đổi trong ngày. Thấp nhất vào khoảng 5 – 6 giờ sáng và cao nhất vào khoảng 2 – 3 giờ chiều. Vì vậy nên đo pH nước trong ao nuôi tôm cá 2 lần trong ngày để kịp thời điều chỉnh nếu sự chênh lệch pH nước giữa sáng và chiều quá 0.5

1.3 Cách đo pH nước

+ Sử dụng giấy quỳ

+ Sử dụng hộp test độ pH nước của hãng…

+ Sử dụng bút đo pH nước

+ Sử dụng sản phẩm HOBO Bluetooth Low Energy pH and Temperature Data Logger- MX2501

 

MX2501

Tính năng nổi bật

- Ghi nhiệt độ và độ pH trong nước

-  Phạm vi đo nhiệt độ: -2oC-50oC

- Phạm vi đo pH: 2-12pH

- Chuẩn truyền dữu liệu Bluetooth

- Phạm vi truyền dữ liệu 30m

- Không thấm nước lên đến 40m

- Memory 152KB

- Một quy trình hiệu chỉnh pH được hướng dẫn trên ứng dụng HOBOmobile giúp cho quá trình phức tạp trở nên dễ thực hiện hơn. 

- Vỏ PVC chắc chắn để triển khai trong cả môi trường nước ngọt và nước mặn

2. Ảnh hưởng oxy hòa tan trong nước (DO)

2.1 Tìm hiều về hàm lượng oxy hòa tan trong nước

Hàm lượng oxy hòa tan có tên tiếng anh Dissolved Oxygen viết tắt DO, được định nghĩa là lượng dưỡng khí oxy hòa tan trong nước, cần thiết cho quá trình hô hấp của các loài thủy sản như cá, tôm, côn trùng,… DO được tạo ra nhờ sự hòa tan của không khí trong nước, đôi khi là do sự quang hợp của thực vật dưới ao.

Hàm lượng oxy hòa tan dao động theo nhiệt độ và sự phân hủy hóa chất. Đây là chỉ số quan trọng quyết định đến kết quả đánh giá sự ô nhiễm nước trong nuôi trồng thủy sản

Lượng oxy hòa tan phụ thuộc vào ngày đêm, mùa, tầng. Lượng oxy hòa tan ảnh hưởng đến việc phát triền của Tôm, làm. Tôm chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, hệ số thức ăn cao, gia tăng lượng thức ăn dư thừa trong ao -> giảm chất lượng nước.

=> Oxy hòa tan (DO) là thông số quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi Tôm. Việc thường xuyên sử dụng máy đo oxy hào tan trong nước để kiểm tra, theo dõi, đánh giá giuwps người nuôi quản lý hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của Tôm nuôi.

2.2 phương pháp đó DO

Có thể xác định DO bằng hai phương pháp khác nhau:

- Phương pháp Winkler (hóa học).

- Phương pháp điện cực oxy hòa tan

Sản phẩm Onset, HOBO Dissolved Oxygen Data Logger – U26-001

HOBO Dissolved Oxygen Data Logger – U26-001 được đánh giá nhiều năm về DO loggers and sensors bởi ACT

Với các tính năng nổi bật:

- Theo dõi oxy hòa tan(DO) với độ chính xác 0,2mg/L

- Hiển thị kết quả đo trên phần mền HOBOware Pro

- Nắp cảm biến DO dễ thay thế, kéo dài 6 tháng

- Phạm vi đo lường: 0-30mg/L

- Phạm vi hiệu chuẩn: 0-20mg/L; 0 -35oC

- Memory 64KB

- Độ xâu  100m

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

(Thủy sản Việt Nam) – Mỗi loài tôm, cá đều thích ứng và sinh trưởng với một ngưỡng nhiệt độ nhất định. Khi nhiệt độ thay đổi sẽ gây stress và làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi. Do vậy, người nuôi cần nắm được những đặc điểm này để có biện pháp khắc phục trong quá trình nuôi.

3.1 Những tác động của nhiệt độ

Nhiệt độ cao

Tôm, cá là động vật biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo môi trường sống, do vậy trong quá trình sinh trưởng và phát triển, khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi (đặc biệt là nhiệt độ tăng lên) sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể vật nuôi tăng cao; Theo đó, vật nuôi phải tăng cường hô hấp để cung cấp ôxy, chúng sử dụng thức ăn nhiều hơn, quá trình tiêu hóa cũng nhanh hơn. Nhưng lượng dinh dưỡng hấp thu không bao nhiêu. Đồng nghĩa là sẽ tiêu tốn nhiều thức ăn mà hiệu quả không cao

Mặt khác, lượng thức ăn sau khi tiêu hóa được tôm, cá thải ra gặp nhiệt độ cao quá trình phân hủy sẽ xảy ra nhanh, tiêu tốn nhiều ôxy gây thiếu ôxy cục bộ ở tầng đáy, đồng thời sinh ra nhiều khí độc (H2S) và vi khuẩn gây bệnh.

Nhiệt độ thấp

Khi nhiệt độ hạ thấp (gió mùa, mưa), quá trình trao đổi chất của tôm, cá sẽ giảm, dẫn đến sức ăn cũng giảm theo, kéo dài thời gian lột xác của tôm và làm chậm tăng trưởng ở cá. Khi nhiệt độ xuống thấp quá ngưỡng giới hạn, một số loài có sức đề kháng kém sẽ bỏ ăn và chết, đặc biệt là tôm, cá giai đoạn còn nhỏ (cá bột, ương, giống, tôm post). Nếu nhiệt độ hạ thấp kéo dài, vật nuôi sẽ có xu hướng di chuyển xuống đáy ao để tránh rét, nguy cơ tiếp xúc với khí độc và nấm sẽ rất cao.

3.2. Nhiệt độ thích hợp

Nhiệt độ thích hợp để cá nước ngọt sinh trưởng và phát triển tốt nhất nằm trong khoảng  : 25 – 35oC đối với Tôm. 20 – 30oC đối với Cá

Nhiệt độ nước ao hồ thường phụ thuộc vào nhiệt độ không khí, nhưng mức độ biến thiên chậm hơn nhiệt độ không khí. Càng xuống sâu nhiệt độ càng ổn định hơn. Bởi vậy về mùa lạnh, nước ở tầng đáy các ao hồ ấm hơn ở tầng mặt và ngược lại về mùa nóng nước ở tầng đáy mát hơn ở tầng mặt. Do đó ở các ao hồ nuôi cá, để hạn chế ảnh hưởng xấu của nhiệt độ nước đến cá người ta thường sử dụng ao đảm bảo độ sâu mực nước đạt từ 1,5m trở lên đ ể nuôi cá.

3.2 Biện pháp khắc phục

- Quản lý các yếu tố môi trường

+ Cấp thêm nước vào ao nuôi, đảm bảo độ sâu nước từ 1,2m trở lên: Nhằm ổn định nhiệt độ nước trong giới hạn tránh stress cho tôm, cá

+ Dùng lưới chống nắng hoặc bạt căng phía trên mặt ao: Để hạn chế tăng nhiệt độ nước ao

+ Cấp thêm nước sạch và nước có nhiệt độ ổn định khi thời tiết nóng hay lạnh ở tầng đáy ao lắng và ao nuôi tôm

+ Tăng cường sục khí cho ao nuôi

+ Giám sát nhiệt độ ao hồ thường xuyên

Một số phương pháp đo nhiệt độ nước nuôi trồng thủy sản

- Bút đo

- Thiết bị đo: MX2501, U24-002-C

4. Ảnh hưởng của độ mặn

Độ mặn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các sinh vật trong ao nhờ điều chỉnh áp suất thẩm thấu của khoáng chất trong nước đối với khoáng chất mặt nước.

4.1. Tìm hiểu về độ mặn của nước Salt

- Độ mặn (Salinity – Salt) hay còn được gọi là độ muối là: tổng lượng hòa tan của các muối có trong nước.

- Trong hải dương học, người ta sử dụng độ mặn là đại lượng đặc trưng cho độ khoáng của nước biển.

- Các chất rắn khoáng hòa tan trong nước biển thường là muối của 11 ion sau: Na+, Ca2+, Fe3+, Mg2+, NH4+, Cl–, HCO3–, CO32-, SO42-, NO2–, NO3–. Trong đó muối giữa ion Na+ và Cl– chiếm chủ yếu.

- Đơn vị của độ mặn là: phần ngàn (ppt) hoặc phần trăm (%): 1 % = 10 ppt

- Nước ngọt thường có độ mặn thấp hơn 0.6 ppt trong khi nước biển có độ mặn trung bình khoảng 35 ppt. Độ mặn trong nước tăng dần từ cửa sông đổ ra biển.

- Độ mặn thường được xác định từ phép đo độ dẫn điện (EC). Độ dẫn điện được xác định bằng cách truyền một dòng điện giữa hai tấm kim loại hoặc điện cực trong mẫu nước và dễ dàng đo được dòng điện giữa các tấm. Việc áp dụng các phép đo độ dẫn điện để ước tính hàm lượng ion trong nước biển đã dẫn đến sự phát triển của Thang Đo Độ Mặn Thực Nghiệm 1978 (PSS-78). Độ mặn 35 ppt (trọng lượng riêng = 1.025) của nước biển tương đương với độ dẫn điện là 53 mS / cm.

4.2. Ảnh hưởng độ mặn của nước đến tôm cá

Độ mặn Salt ảnh hưởng đến tôm cá và các sinh vật ở trong nước

- Giống với nhiệt độ, áp suất thì độ mặn có ảnh hưởng đến nồng độ Oxy hòa tan (DO) ở trong nước: Cùng một điều kiện thì độ mặn của nước càng tăng thì DO lại càng giảm.

- Độ mặn của nước có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, sinh sản và phát triển của tôm cá: Mỗi loài tôm cá sẽ thích ứng và phát triển tốt trong nước có một độ mặn nhất định.

- Sự thay đổi tăng hoặc giảm độ mặn trong nước sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch, thay đổi áp suất thẩm thấu và nhiều yếu tố khác của môi trường nước. Từ đó, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản và phát triển của các loài sinh vật.

4.3 Một số phương pháp đo độ mặn nước nuôi trồng thủy sản

- Đo độ mặn bằng cách tính tỷ trọng thông qua tỷ trọng kế hoặc tỷ trọng kế tay đòn

- Đo độ mặn bằng khúc xạ kế

- Thiết bị ghi dữ liệu độ dẫn điện / độ mặn của HOBO U24-002-C


HOBO U24-002-C

Với tính năng nổi bật

+ Đo độ mặn, độ dẫn và nhiệt độ

+ Không bị ăn mòn trong nước mặn

+ Giao tiếp qua USB

+ Tương thích với phần mềm HOBOware Pro dễ dàng quản lý Logger, dữ liệu đồ họa, phân tích dữ liệu, và xuất dữ liệu.

+ Phạm vi đo nhiệt độ: 5oC – 35oC

+ Phạm vi đo độ dẫn điện: Mức cao từ 5000 đến 55000 μS/cm

                                        Mức thấp từ 100 đến 10000 μS/cm

+ Khả năng lưu trữ lên đến 18500 phép đo

+ Thời gian sử dụng Pin là 3 năm

 

 

 

 

Hotline
Quý khách có nhu cầu
vui lòng liên hệ